Tìm hiểu POL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa?

Trong ngành vận tải biển, có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh cần phải ghi nhớ và hiểu rõ để có thể áp dụng thuận tiện hơn vào các chứng từ trong quy trình xuất nhập khẩu. POL là một trong những thuật ngữ trong ngành mà không ai là không biết đến. Hãy cùng Tasetco tìm hiểu về thuật ngữ POL cùng những thuật ngữ khác qua bài viết dưới đây.

POL khi xuất nhập khẩu hàng hóa là gì? 

POL là một trong số những trường thông tin quan trọng trong thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. 

POL: Viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Port of Loading”. Nói một cách đơn giản, đây là trường thông tin/địa điểm cảng đóng, xếp hàng hóa lên tàu (áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển).  

Chính vì vậy, POL trong hàng loạt chứng từ xuất nhập khẩu chỉ đơn giản là một trường giá trị được sử dụng trong các hợp đồng vận tải, hợp đồng mua bán, hợp đồng ngoại thương về xuất nhập khẩu hàng hóa để xác định cảng mà hàng hóa sẽ được xếp, dỡ. 

Thông tin POL trong chứng từ phải chính xác để đảm bảo hàng hóa được thông quan thuận lợi cho cả hai bên. 

Những thuật ngữ tiếng Anh vận tải biển phổ biến năm 2023

Tiếng Anh là yếu tố quan trọng và cần thiết đối với ngành xuất nhập khẩu. Những người làm trong ngành cần hiểu và sử dụng được một số thuật ngữ tiếng Anh thông dụng. Cùng tìm hiểu các thuật ngữ tiếng Anh thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu cùng Tasetco ngay sau đây:

 Điều khoản chung:

– On-spot Export: xuất khẩu hàng hóa tại chỗ

– On-spot Import: nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

 – PL (Packing List): Đây là danh sách chi tiết hàng hóa xuất nhập khẩu. Danh sách này cũng ghi rõ cách đóng hàng, thông tin phát hành, số lượng, đơn vị đo lường… của từng lô hàng gửi.

– B/L (Bill of Lading): Đây là chứng từ vận tải do đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa phát hành. Đây là một tài liệu tương tự như biên nhận xác nhận việc cung cấp dịch vụ của sở giao thông vận tải. 

– PO (Purchase Order): Đây là đơn đặt hàng, bên cạnh đó, đây còn là mẫu yêu cầu mà người mua gửi cho người bán sản phẩm cho mình.

– PI (Proforma Invoice): Có hình thức giống như hóa đơn nhưng chỉ là chiếu lệ và không có chức năng thanh toán. Đây là loại chứng từ cung cấp thông tin về giá cả, đặc tính của hàng hóa trước khi vận chuyển.

– CI (Commercial Invoice): là hóa đơn Thương mại có nội dung tương tự như PI nhưng sẽ đầy đủ và chính xác hơn, mang tính xác nhận (PI vẫn có thể thay đổi điều khoản nếu cần). CI được phát hành khi hàng đã đóng xong vào container và gửi đi.

– Export turnover và import turnover: lần lượt là Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu, các giá trị này được xác định theo từng giai đoạn. Đó là tổng giá trị thu được từ xuất khẩu, hoặc tổng giá trị phải chi cho nhập khẩu, được quy thành một đơn vị tiền thống nhất.

– Air freight: vận chuyển hàng không. Bao gồm nhiều đối tượng như con người, hàng hóa, hành lý, bưu phẩm, bưu kiện, thư tín,…

– Sea freight: vận chuyển đường biển hay còn được gọi là ocean freight . 

– CFS (Container Freight Station):  Điểm thu gom hàng lẻ. Kho CFS sẽ là điểm thu gom để đóng hàng của nhiều chủ hàng vào cùng container trước khi gửi đi, hoặc bóc tách hàng lẻ sau khi đã nhập hàng về nơi nhận.

– Freight forwarder: là một thuật ngữ tiếng anh nói về ngành Giao nhận vận tải. Đây là dịch vụ đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gửi hàng nước ngoài từ nơi đi tới nơi đến, đóng vai trò như một đơn vị trung gian. Người thực hiện gọi là forwarder.

– Custom broker : là đại lý hải quan. Họ là những đơn vị chuyên thực hiện dịch vụ hải quan theo hợp đồng. Họ sẽ đại diện chủ hàng đứng tên trên tờ khai hải quan và chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.

– Border gate: là cửa khẩu là cửa ngõ giữa các quốc gia. Tại đây diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh,…đối với người, hàng hóa, các tài sản khác,…

– FCL (full container load): tức là vận chuyển hàng nguyên container. Các mặt hàng thường đồng nhất với nhau.

– LCL ( Less than container load) Dùng để chỉ container chứa nhiều hàng lẻ. Đây là phương thức vận chuyển thông dụng khi lượng hàng của chủ hàng không đủ để đóng nguyên một container riêng và phải ghép chung với hàng hóa của một số đơn vị khác. Hàng LCL còn được gọi là hàng lẻ, hay hàng consol.

– FTL (Full truck load): dùng để chỉ hàng giao nguyên xe tải đầy.

– LTL ( Less than truck load): tương tự như LCL, nhưng đây là hàng lẻ chứa xe tải.

– Cut off date hay closing time: Trong giới xuất nhập khẩu thường dịch thông dụng là “thời gian cắt máng”. Đây là ngày khóa sổ, tức là thời hạn cuối mà người xuất khẩu buộc phải hoàn tất thủ tục thông quan, thanh lý container. Nếu quá Cut off date thì hãng tàu sẽ không nhận thêm hàng.

Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được POL là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa cùng những thuật ngữ tiếng Anh khác trong Logistics. Nếu bạn còn thắc mắc về những thuật ngữ vận chuyển khác thì hãy liên hệ ngay với Tasetco, chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết nhất cho bạn.

Thông tin liên hệ:

  • Website: https://tansonnhat.vn/
  • Hotline 1: 1900 55 88 58
  • Hotline 2: 0936 001 262
  • Email: info@tansonnhat.vn
1900558858