Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và các thủ tục cần thiết

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải. Hiện nay, phần lớn hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tasetco để tìm hiểu mọi thông tin về vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cùng các giấy tờ thủ tục cần thiết là gì nhé!

Vận chuyển hàng hóa đường bộ cùng một số giấy tờ cần thiết

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là quá trình bao gồm việc di chuyển hàng hóa từ nơi này tới nơi khác bằng các phương tiện giao thông đường bộ như xe tải, ô tô, xe máy, xe bồn, xe container,… 

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ cần có một số loại giấy tờ nhất định đối với người, phương tiện và công ty vận tải, theo quy định sau:

Giấy chứng nhận bảo hiểm của xe, giấy đăng ký xe, sổ nhật ký hành trình chạy xe (nếu có).

Giấy chứng nhận phương tiện đã được kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, giấy chứng nhận kiểm định cần phải được dán tem kiểm định hợp lệ ở phía trước xe.

Giấy phép lưu hành dành cho những loại xe quá khổ, quá tải (nếu có) 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh vận tải của chủ xe. 

Người lái xe phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe họ lái. Ngoài ra, bạn phải có chứng chỉ đào tạo về vận chuyển vật liệu nguy hiểm (nếu đơn vị này có chính sách vận chuyển vật liệu nguy hiểm). 

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá hoặc hoá đơn. 

Giấy thông hành được cấp cho xe vận chuyển hàng hóa. Loại giấy này thường được cấp cho mỗi lô hàng hoặc phương tiện và dùng làm chứng từ dành cho phương tiện. 

Nội dung của giấy thông hành bao gồm điểm đi, điểm đến, ngày khởi hành, phương tiện sử dụng, lý do lưu trú… để quản lý lộ trình di chuyển của phương tiện.

Quy định về thủ tục phải khi vận chuyển bằng đường bộ?

Nhiều người cho rằng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ không đòi hỏi quá nhiều thủ tục. Tuy nhiên, cần phải có một số thủ tục cần thiết khi thực sự vận chuyển sản phẩm bằng đường bộ. 

Chính vì vậy, các thủ tục cần thiết để vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ hiện nay được quy định tại Thông tư liên tịch số 94/2003/TTLT. 

Khoản A, điều 2 Thông tư liên tịch số 94/2003/TTLT đã quy định rõ về những loại hóa đơn, chứng từ phải kèm theo hàng hóa khi vận chuyển đường bộ:

Đối với hàng hóa xuất kho để bán, trao đổi, biếu, tiêu dùng cá nhân phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng. Hóa đơn của bạn phải nêu chính xác số lượng và giá cả của mặt hàng được vận chuyển. 

Bạn có thể sử dụng một trong hai loại hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng để vận chuyển hàng hóa xuất kho đến nhà phân phối để bán với đúng giá. Sử dụng phiếu xuất gửi bán đại lý cùng những lệnh điều động nội bộ. 

Đối với hàng hóa được luân chuyển trong nội bộ công ty đến các cơ sở, chi nhánh, phòng kế toán cấp dưới hoặc ngược lại thì sẽ sử dụng một trong hai loại hóa đơn: hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng. Sử dụng phiếu xuất kho kiêm cả vận chuyển dựa theo lệnh huy động nội bộ. 

Nếu sản phẩm đang được đưa đi để bán lưu động hoặc triển lãm thì cần phải có phiếu xuất kho kết hợp vận chuyển nội bộ và lệnh điều động nội bộ cho người vận chuyển trực tiếp. Khi bán hàng, hóa đơn phải được lập chính xác theo quy định. 

Đối với nguyên liệu thô xuất khẩu để gia công nội bộ phải nộp tờ khai vận chuyển kho ghi rõ ngày xuất kho cùng với hợp đồng gia công. Đồng thời, nơi gia công phải có phiếu xuất kho trong đó ghi rõ về sản phẩm nào sẽ được xuất kho sau khi gia công xong và hợp đồng gia công.

Đối với hàng hóa xuất khẩu phải có hóa đơn VAT, hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn tự in để làm chứng từ vận tải đường bộ. 

Đối với các sản phẩm như nông, lâm, thủy sản và thủy sản chưa qua chế biến (do nông dân, ngư dân tự sản xuất và bán trực tiếp), người bán không phải lập hoá đơn bán hàng.     

Trường hợp hàng nhận được không đảm bảo quy cách, chất lượng cần phải trả lại cho người bán thì hai bên sử dụng một trong các loại hóa đơn sau: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn tự in theo đúng quy định.

Đối với những đồ vật đã được thanh lý, bán làm tài sản của cơ quan hành chính thì phải có hoá đơn bán tài sản thanh lý. 

Đối với hàng hóa do người bán lẻ bán cho người tiêu dùng ở mức giá thấp hơn giá niêm yết thì không phải lập hóa đơn.

Qua những chia sẻ của TASETCO về những thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và các thủ tục cần thiết trên đây, hi vọng chúng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức vận chuyển này. 

Nếu bạn quan tâm tới những dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại Tasetco thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi ngay theo một trong số những phương thức sau:

  • Website: https://tansonnhat.vn/
  • Hotline 1: 1900 55 88 58
  • Hotline 2: 0936 001 262
  • Email: info@tansonnhat.vn
1900558858